Nếu như thiết bị của bạn mua cũ thì điều bạn cần biết đó là kiểm tra xem thiết bị đã root hay chưa root để có thể thiết lập một số thứ giúp trải nghiệm theo cách của bạn cũng như bạn tiến hành root xong như chưa chắc chắn thì cũng cần tiến hành kiểm tra root.
Để đáp ứng được điều đó thì sau đây sẽ là cách để bạn kiểm tra được thiết bị đã root hay chưa root.
Root Checker
Root Checker là một ứng dụng trên Google Play Store, bạn hoàn toàn có thể cài đặt nó một cách dễ dàng và bạn biết được thiết bị đã root hay chưa root. Đơn giản là bạn tải về ứng dụng trực tiếp từ link dưới đây.
Với Root Checker nó chỉ yêu cầu cấp quyền truy cập root (superusser) là bạn biết được tình trạng của thiết bị. Điều đó có nghĩa là nếu bạn có thể cấp quyền truy cập root thì có nghĩa là thiết bị đã được root, nếu không thì ngược lại.
Sử dụng Terminal
Bây giờ chúng ta sẽ sử dụng một ứng dụng khác nhau để thực hiện điều tương tự và về cơ bản với cùng một cách. Truy cập vào chợ ứng dụng Google Play Store và tải về bất kỳ ứng dụng terminal mà bạn muốn. Xaiandroid cung cấp liên kết tải về terminal phổ biến dưới đây.
Mở ứng dụng, chỉ cần gõ “su” và nhấn Enter. Ứng dụng này sẽ giúp bạn xác định xem thiết bị đã root thành công hay chưa.
Hide và Seek
Sau khi bạn hoàn thành các phương pháp root và khởi động lại thiết bị của bạn, có thể bạn sẽ nhận thấy một ứng dụng mới trong danh sách ứng dụng của bạn. Tên của nó có thể là “SuperSU” và nó có thể trông như thế này.
Nếu như bạn không thấy nó thì có nghĩa là thiết bị chưa được root. Ứng dụng này điều khiển bất kỳ ứng dụng nào có quyền truy cập root trên thiết bị. Kết quả là, nó là hoàn toàn cần thiết mà bạn tìm thấy nó trong danh sách ứng dụng của bạn (hoặc tải nó về), để ngăn chặn bất kỳ ứng dụng đáng ngờ đòi quyền root mà không cần sự cho phép của bạn.