Hiện nay tình trạng các thiết bị di động dễ bị hacker lợi dụng để chiếm đoạn các thông tin nhạy cảm nhưng đôi khi bạn lại không biết bởi công nghệ truyền nhận dữ liệu âm thầm không hề lộ cho bạn biết được. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ thiết bị của bạn và sau đây xaiandroid chia sẻ một số kinh nghiệm hữu ích để bảo vệ thiết bị của bạn.
Khóa màn hình
Cơ bản nhất để bảo vệ cho thiết bị Android của bạn đó là sử dụng tính năng khóa màn hình. Ban có thể thiế lập một mật khẩu khóa màn hình hoặc 1 chuỗi mô hình khóa nưng cho tới thời điểm hiện tại thì khóa bằng ký tự hơn là mô hình khóa bởi mô hình khóa đã bị bị bẻ khóa. Để thiế lập khóa màn hình, hay vào phần Settings, sau đó di chuyển xuống dưới và tiến hành thiết lập mật khẩu khóa màn hình. Bạn nên thiết lập tự động khóa màn hình sau một thời gian ngắn khi bạn không sử dụng.
Mã hóa dữ liệu trên thiết bị Android
Bạn cần mã hóa dữ liệu để đảm bảo không ai có thể khai thác dữ liệu trên thiết bị của bạn bằng các dịch vụ đám mây, bởi tính tiện dụng của dịch vụ đám mây cũng như tính an toàn. Dữ liệu dù có lấy về nhưng các dữ liệu đó đã mã hóa mà chỉ có nhà cung cấp và bạn mới có khóa để mở dữ liệu đó mà không thể tự giải mã được.
Thoát đăng nhập
Khi bạn sử dụng các dịch vụ như gmail, faceboom,… thì lên thoát ra sau mỗi lần sử dụng. Tuy mất công đăng nhập lại nhưng nó đảm bảo cho việc thiết bị của bạn không bị lợi dụng chiếm đoạn.
Android Device Manager
Android Device Manager là một ứng dụng quan trọng cần có trên thiết bị Android của bạn. Ứng dụng này cho phép bạn xác định vị trí điện thoại của bạn khi bị mất và bạn cũng thay đổi mật khẩu, mã PIN khóa màn hình, và thậm chí bạn có thể xóa toàn bộ dữ liệu trên thiết bị của bạn từ xa. Để sử dụng Android Device Manager thì bạn xem bài: hướng dẫn sử dụng Android Device Magaager.
Không cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc
Đôi khi các ứng dụng không có rõ nguồn gốc cũng là nguồn cung cấp các mã độc bởi các ứng dụng đó cũng có thể đã cài đặt sẵn mã độc cũng như các lỗ hổng để hacker khai thác, vì vậy bạn nên cài đặt các ứng dụng từ các chợ ứng dụng uy tín như chợ ứng dụng của các nhà sản xuất và chợ ứng dụng Google Play Store.
Lưu thông tin quan trọng trên bộ nhớ nội bộ
Những thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, ID, tài khoản ngân hàng, mật khẩu đăng nhập,.. thì bạn nên lưu trữ trong bộ nhớ nội bộ của máy. Không nên lưu tại các thẻ nhớ ngoài vì nó có thể bị bẻ khóa một cách dễ dàng ngay cả khi bạn đã mã hóa dữ liệu hoặc bạn bè mượn sẽ khai thác được dữ liệu đó.
Không Root khi không thực sự cần
Root thiết bị Android là tốt bởi nó giúp bạn tùy biến cài đặt rom tùy chỉnh, nhưng nếu như bạn không làm những việc đó thì không nên tiến hành root để tránh bị khai thác dữ liệu cũng như đảm bảo quyền lợi được bảo hành thiết bị.
Xem thêm